Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Phong tục đón tết của người Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán là tour du lịch chúng tôi muốn giới thiệu tới quý khách trong cuộc hành trình ngày hôm nay. Không chỉ khám phá những điểm đến mới bạn còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa phong tục đón năm mới của quốc gia có số dân đông nhất thế giới này.  



Hơn 4000 năm trước, vua Thuấn lên ngôi làm hoàng đế của Trung Quốc, ông chọn ngày và dắt theo thuộc hạ của mình cùng cúng tế trước trời đất. Từ đó kể đi  người Hoa xem đây là ngày đầu tiên của năm, chính là ngày mùng 1 tháng Giêng theo lịch mặt trăng. Và cũng từ ngày đó, cứ tới mùng 1 tháng Giêng hàng năm mọi người lại tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào mừng năm mới. Càng về sau, lễ hội này càng long trọng hơn với thời gian dài hơn và sau cùng trở thành ngày Tết đón mừng năm mới như bây giờ.
Từ ngày 23 tháng Chạp của năm cũ, các hoạt động chào đón năm mới diễn ra tới ngày rằm tháng Giêng của năm tiếp theo.Người ta gọi đây là thời gian “đón Tết”. Đa phần người Hoa theo đạo Phật nên việc cúng tế được họ rất coi trọng và là hoạt động cơ bản nhất. Họ cúng tổ tiên, cúng trời đất và cầu cho sức khoe, may mắn, hạnh phúc cũng như là tà lộc sẽ tới với mình. Ngày 23 tháng Chạp chính là ngày tết ông Táo, ông táo chính là vị thần bếp của người Hoa và mọt số nước phương Đông, đó là lý do cả gia đình đều phải tham ga vào nghi thức này.



Sau ngày 23 là ngày 24, ngày mà người ta quét dọn và lau chùi lại nhà cửa. Mọi thành viên trong gia đình bất kể già trẻ đều cùng nhau dọn dẹp để cho nhà cửa mình thêm sạch sẽ trong ngày Tết. Việc quét dọn này còn có hàm ý về việc xua tan bụi bặm và những điềm xấu của năm cũ. Mọi người tham gia vào công việc này đều hy vọng được may mắn trong năm tiếp tới.
Việc dán thần giữ cửa cũng là một phong tục của người Trung Quốc. Ban đầu thần giữ cửa là hình nhân bằng gỗ đào, sau đó người ta vẽ thần lên cửa hoặc giấy cắt xong dán lên cửa. Tương truyền, Thân Đồ và Dư Lợi là hai anh em chuyên giữ cửa trừ quỷ. Hai vị thần này sẽ trấn giữ tại cửa chính. Khi nhận thấy hai vị thần này là người giữ cửa thì lũ quỷ sẽ không dám tới làm phiền gia chủ nữa.
Ngày nay phong tục dùng hình vẽ  không còn được sử dụng nữa mà đơn hơn họ chỉ cần dùng vài câu liền đỏ dán ngay trước cửa là đủ. Những câu đối chúc mừng năm mới được gọi là liễn xuân. Mỗi cặp liễn bao gồm hai câu thơ đối nhau lấy chủ đề cốt lõi là đón mừng năm mới. Những tấm liễn đẹp thể hiện sự khéo tay của các tú tài – những người có học, am hiểu nhiều về chữ nghĩa. Trong truyền thống của người Hoa liễn xuân không thể mua bán mà nó yêu cầu bằng sự tỉ mỉ, tinh tế cùng sự tài hoa của mỗi gia đình tạo ra.



Ngoài việc dán liễu xuân giữ cửa, giấy hoa cũng là vật liệu thể hiện được tinh thần văn hóa của chủ nhà. Chúng được thường dán trên những cánh cửa sổ  và khắp mọi nơi trong nhà. Loại giấy hoa đỏ này khá rẻ nên được sử dụng nhiều và trở thành một truyền thống  lâu năm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình bình dân. Khi việc dán liễn xuan và trang trí giấy hoa hoàn thành thì coi như công cuộc chuẩn bị đón tết đã hoàn thành và sẵn sàng để chào đón năm mới. Màu đỏ của liễn xuân và hoa giấy phần nào đó tạo nên sự ấm áp cho ngôi nhà và khiến không khí tết thêm nông ấm.
Bữa tối của đêm giao thừa luôn mang  một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người dân Trung Quốc. Nó không chỉ là bữa cơm cuối cùng của năm cũ, bữa cơm chào đón năm mới mà bàu không khí đoàn tụ, sum họp của gia đình mới là điều đáng nói tới. Thông thường bữa cơm đoàn tụ này sẽ được chuẩn bị từ mấy ngày trước, nhưng những món ăn chính sẽ được mọi người chế biến vào ngày cuối cùng trong năm để cả nhà được thưởng thức.
Ở phương Bắc, sủi cảo truyền thông chính là món ăn để chứng mình rằng gia đình đang đón một cái tết lớn. Tiếng cười nói rộn rã khi làm sủi cảo trong bếp cùng tiếng pháo đì đùng mà tụi trẻ đốt trong những con hẻm tạo nên một không khí rất rộn rã và đầm ấm trong những đêm 30.
Khách du lịch Trung Quốc không thể không nghe danh của ẩm thực đất nước này. Người Hoa có nhiều món ăn truyền thông vào ngày Tết, đó là sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Trong tiếng Hán, chữ bánh sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Ăn bánh hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”… Mỗi món ăn đều mang trong mình một ý nghĩa khác nhau với hy vọng về những điềm tốt lành trong năm tới.
Ở nhiều địa phương, người ta còn có phong tục khá thú vị trong khi làm sủi cảo. Họ sẽ lấy vài đông xu, rửa sạch rồi gói vào trong nhân của những chiếc bánh khi làm. Khi ăn, ai ăn đúng chiếc bánh có đồng tiền thì người đó sẽ gặp may mắn trong cả năm đó. Người hoa gọi phong tục này là “nhai tài lộc”



Tivi bắt đầu được sử dụng phổ biến vào những năm thập niên 80 thế kỷ trước. Từ đó các hoạt động giải trí ngày  Tết càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Dân chúng bắt đầu thích xem các chương trình văn nghệ mừng xuân trên đài truyền hình trung ương. Năm 1983 trương trình căn nghệ mừng xuân đầu tiên được  phát sóng và được dân chúng hưởng ứng nhiệt tình. Kể từ  đó cứ vào đêm 30 Tết à mọi người lại cùng nhau quây quần ngồi xem các trương trình ca múa nhạc mừng xuân. Cùng với những truyền thống văn hóa rộn ràng thì  ngày Tết của người Trung Quốc kể từ đó càng thêm nhiều niềm vui.
Mọi thông tin chi tiết về tour du lịch Trung Quốcland tour Trung Quốc xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng công ty để chúng tôi có thể hỗ trợ kịp thời nhất.
Một số tour liên quan:
                      
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    


Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét